Chat hỗ trợ
Chat ngay

Điều quan trọng cần phải lưu ý khi lắp đặt trạm cân xe tải

Trước khi lắp đặt trạm cân xe tải hay lắp đặt cân điện tử, chắc chắn bạn cần lưu ý những điều tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây để có một trạm cân xe tải chất lượng, an toàn.

6 bước để lắp đặt trạm cân xe tải 

Bước 1: Xác định mức tải trọng tối đa khi lắp đặt trạm cân xe tải

Khi đầu tư cân điện tử, công ty phải xác định được mức tải trọng tối đa để phục vụ được nhu cầu của đối tác cho hiện tại và cả dự tính tương lai. 

Ví dụ: 

  • Nên lắp đặt trạm cân xe tải cho xe chở xăng, dầu và ga loại 30 – 40 tấn.
  • Dùng cân xe tải 80 tấn trở lên để dùng cho xe chở quặng.
  • 100 – 120 tấn thì lắp đặt trạm cân điện tử chở thép.

Bước 2: Kích thước bàn cân 

Khi lắp đặt trạm cân xe tải thì doanh nghiệp thường quan tâm nhiều đến chiều dài thực tế của bàn cân. Một bàn cân phù hợp với chiều dài của xe tải sẽ hạn chế sự tổn thất về chi phí lẫn diện tích lắp đặt trạm cân điện tử. Thông thường, kích thước bề ngang của cân xe tải sẽ là 3m. Riêng chiều dài sẽ có nhiều mức khác nhau như 10m, 12m, 14m, 16m, 18m,…Lắp đặt trạm cân xe tải có chiều dài bàn cân lớn thì chi phí đầu tư cũng cao hơn. 

cân ô tô 60 tấn kiểu nổi phúc hân

Bước 3: Kiểu trạm cân xe tải 

Tùy thuộc vào nhu cầu lẫn tình trạng mặt đất nơi doanh nghiệp dự định lắp đặt trạm cân xe tải để chọn kiểu cân chìm hoặc nổi. Cả hai loại cân đều có ưu nhược điểm nhất định. Chẳng hạn: 

  • Thi công trạm cân xe điện tử kiểu nổi sẽ tạo sự dễ dàng cho việc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng cũng được thuận tiện. Mặc dù không tốn nhiều chi phí xây dựng nền móng cho trạm cân điện tử kiểu nổi nhưng nó lại khá chiếm diện tích do phải xây thêm hai cầu dốc cho xe lên xuống trạm. 
  • Trạm cân kiểu chìm có bàn cân nằm hoàn toàn dưới mặt đất nên không chiếm quá nhiều diện tích. Tuy nhiên, việc lắp đặt trạm cân xe tải kiểu chìm lại tốn nhiều chi phí và khó khăn trong việc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng hơn kiểu nổi.  

Bước 4: Lựa chọn bước nhảy của cân xe tải 

Bước nhảy của trạm cân điện tử có ảnh hưởng đến độ sai số của kết quả khi cân. Thông thường, bước nhảy có thể là 5kg, 10kg, 20kg. 

Ví dụ, khi lắp đặt trạm cân xe tải có tải trọng tối đa là 80kg ở hai nơi khác nhau, cùng đạt tiêu chuẩn nhưng có bước nhảy lần lượt là 10kg và 20kg. Khi đó, trạm cân điện tử có bước nhảy 10kg sẽ cho kết quả gần chính xác hơn. 

Bước 5: Lắp đặt thiết bị trạm cân xe tải 

Về cơ bản có thể chia trạm cân xe tải thành hai loại: 

  • Thiết bị tín hiệu số (Digital) cho ra kết quả chính xác và tích hợp thêm nhiều tính năng ưu việc.
  • Thiết bị tín hiệu tương tự (Analog) có vài hạn chế về mặt tính năng hơn thiết bị tín hiệu số. 

Bước 6: Lắp đặt khung bàn cân

Đây là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong việc lắp đặt trạm cân xe tải. Nó có vai trò ổn định và đảm bảo sự đứng vững, bền lâu của cân. 

Có 3 loại khung bàn cân phổ biến:

  • Loại khung cân đút bằng thép nhập khẩu hình chữ I.
  • Loại cân bằng tôn dập có hình chữ U và chữ C.

Trong đó, loại khung cân bằng tôn dập có giá thành rẻ hơn khoảng 30 triệu đồng/ bộ so với loại làm bằng thép. Tuy nhiên, việc lắp đặt trạm cân xe tải có khung bằng thép sẽ đem đến độ bền cao hơn.

cân ô tô 40 tấn kiểu nổi phúc hân

Lưu ý khi lắp đặt trạm cân xe tải cho doanh nghiệp 

Để đảm bảo trạm cân xe tải hoạt động hiệu quả và an toàn, nên lưu ý các điểm sau đây khi lắp đặt:

  1. Địa điểm lắp đặt: Nên chọn địa điểm phù hợp với trọng tải xe tải và các yêu cầu về môi trường. Nên tránh các vị trí có đất sụt lún, dốc đứng, địa hình khó đi và cần đảm bảo an toàn cho người và xe.
  2. Chọn loại cân phù hợp: Nên chọn loại cân phù hợp với nhu cầu sử dụng và khối lượng hàng hóa cần cân. Nên lựa chọn cân có độ chính xác cao để đảm bảo tính chính xác của kết quả cân.
  3. Chất lượng sản phẩm: Nên lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt từ các đơn vị uy tín, đảm bảo được chất lượng sản phẩm, bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật sau khi lắp đặt.
  4. Thiết kế hệ thống cân: Nên thiết kế hệ thống cân sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng, tạo sự tiện lợi cho việc cân và tránh tình trạng quá tải hoặc thiếu tải.
  5. Đảm bảo chất lượng thiết bị: Việc lắp đặt trạm cân xe tải yêu cầu sử dụng các thiết bị đo lường chính xác và ổn định để đảm bảo chất lượng và tính chính xác của kết quả đo. Do đó, cần lựa chọn các thiết bị đo lường có chất lượng tốt từ các nhà sản xuất đáng tin cậy để đảm bảo tính chính xác và độ bền của hệ thống cân.
  6.  Bảo dưỡng định kỳ: Cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo sự ổn định của hệ thống cân và chính xác của kết quả cân. Nên thực hiện kiểm tra và bảo trì các linh kiện, phụ tùng, thiết bị điện, hệ thống cảm biến và máy tính điện tử để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và chính xác.
  7. Đào tạo nhân viên sử dụng: Cần đào tạo nhân viên sử dụng hệ thống cân và các thiết bị liên quan để đảm bảo việc sử dụng đúng cách, giảm thiểu sai sót trong quá trình sử dụng và đảm bảo an toàn cho người và xe.
  8. Tuân thủ các quy định pháp luật: Nên tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến lắp đặt trạm cân xe tải, bao gồm các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra, cần thực hiện các bước đăng ký và kiểm định hệ thống cân với các cơ quan chức năng để đảm bảo tính chính xác và pháp lý cho hệ thống cân.
  9. Hỗ trợ sau bán hàng: Sau khi lắp đặt trạm cân, đơn vị cung cấp dịch vụ nên có chính sách hỗ trợ sau bán hàng để giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng trạm cân. Điều này bao gồm đảm bảo sự sẵn sàng của đội ngũ kỹ thuật viên để xử lý các vấn đề kỹ thuật, cũng như cung cấp các tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo trì cho khách hàng.

Các lưu ý khi lắp đặt bộ cảm biến điện tử – Loadcell 

Bên cạnh khung bàn cân, loadcell cũng là một phần cực kỳ quan trọng trong một trạm cân xe tải vì nó quyết định đến sự chính xác. Do đó, việc lắp đặt các cảm biến điện tử phải được thực hiện bởi các kỹ sư có chuyên môn cao và luôn tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Xác định vị trí lắp đặt loadcell. Lên các phương án thoát nước tại nơi đặt cảm biến điện tử để hạn chế sự ngập lụt, hư hại các thiết bị của cân.
  • Nên luồn tất cả các loadcell vào trong một ống nhựa sẽ tăng hiệu quả bảo vệ.
  • Cố định phần khung
  • Lắp đặt chân đế để bảo vệ các cảm biến lực. 

Cân xe tải Phúc Hân – Đơn vị lắp đặt trạm cân uy tín tại Miền Nam

Cân xe tải Phúc Hân là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt cân xe tải tại miền Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cân điện tử. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, Phúc Hân cam kết cung cấp các giải pháp cân xe tải hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Với chính sách “chất lượng đặt lên hàng đầu”, Phúc Hân luôn cập nhật công nghệ mới nhất và sử dụng các thiết bị hiện đại để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, đội ngũ kỹ thuật viên của Phúc Hân được đào tạo chuyên sâu và nắm vững kiến thức cơ bản về cân điện tử, giúp khách hàng yên tâm về chất lượng dịch vụ của đơn vị này.

Ngoài ra, Phúc Hân cũng cam kết tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến lắp đặt cân xe tải, bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đó là lý do tại sao Phúc Hân đã trở thành một đơn vị uy tín và được nhiều khách hàng tin tưởng trong việc lắp đặt cân xe tải tại miền Nam.

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu cần được lắp đặt hoặc báo giá cân điện tử 100 tấn cùng các tải trọng khác có thể liên hệ đến Cân xe tải Phúc Hân. Là một đơn vị lắp đặt trạm cân uy tín tại khu vực Miền Nam, chúng tôi luôn đem lại cho doanh nghiệp những sản phẩm chất lượng và đa dạng các dòng cân điện tử từ tải trọng 40 tấn cho đến 150 tấn. Cân xe tải Phúc Hân đảm bảo sẽ cung cấp cho doanh nghiệp trạm cân như mong muốn. 

Để được tư vấn và báo giá lắp đặt trạm cân, quý khách hàng xin liên hệ đến Cân xe tải Phúc Hân qua số điện thoại: 0911 141 900.

CÔNG TY TNHH CÂN ĐIỆN TỬ PHÚC HÂN 

  • Địa chỉ: Thửa đất số 1858, tờ bản đồ số 1BA, Đường Châu Thới, Khu Phố Châu Thới, Phường Bình An, TP. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
  • Fanpage: Cân xe tải Phúc Hân 
  • Hotline: 091 114 1900 

VIDEO QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CÂN XE TẢI TẠI PHÚC HÂN

 

Bài viết liên quan
Liên hệNgay